- chi tiết TỤ LỌC NGUỒN chính hãng
Tụ nguồn phân tần 400V 390MF có điện dung 390mf và có độ chính xác cao, sai số hoạt động của điện dung dưới 5% giúp tụ lọc nguồn có tuổi thọ cao, có dải nhiệt độ hoạt động rộng từ -40oC đến 100oC. Qua đó giúp tụ 400V 390MF đáp ứng được cao tần và điện áp cao Tụ nguồn còn gọi là tụ điện lọc nguồn thường dùng cho các máy hàn điện tử, máy cắt plasma.
+ Miêu tả : dùng nhiều cho bo mạch máy hàn, máy cắt plasma.
+ Điện áp định mức 400V.
Tụ lọc nguồn 400V 390MF là gì?
Tụ lọc là một trong những linh kiện điện tử thụ động phổ biến nhất trong các mạch điện. Về bản chất chỉ với nguyên tắc nạp và xả của tụ điện thì tụ điện được ứng dụng với các mục đích sau:
Tụ lọc nguồn còn là một dạng Tụ hóa có phân biệt cực tính, nếu sơ suất phân cực ngược sẽ làm hỏng tụ. Tụ hóa thường có dung môi làm bằng hóa chất nên sau khi được sử dụng thời gian dài sẽ bị khô, khả năng phóng/nạp của tụ sẽ không còn được hiệu suất như ban đầu. Tụ hóa thường có điện dung tính theo mF(uF).
Tụ lọc nguồn loại này thường được gắn trong các mạch nguồn xung, tụ được dùng để lọc nguồn đầu vào hay lọc nguồn đầu ra.
Người ta thường sử dụng những tụ hóa có giá trị điện dung lớn nhằm mục đích lọc phẳng điện áp một chiều nhằm ổn định điện áp trong các bo mạch nguồn
Riêng với các mạch loa, tụ hóa được dùng để khi mở công suất lớn không bị cháy loa và ổn định công suất tiếng cho loa. Các bạn có thể thấy, loa sau một thời gian dài sử dụng sẽ có hiện tượng loa một bên to một bên nhỏ, đó là do có một con tụ hóa nào đó bị khô, và khi đó bạn phải thay các con tụ hóa nằm cạnh IC công suất tiếng và các con tụ nằm gần đường output của loa là được.
Riêng với mạch nguồn xung trong đầu đĩa, đầu thu kts thường sử dụng tụ hóa 50V40uF nối từ cuộn hồi tiếp vào chân mồi của IC nguồn.
Vì sao cần có tụ lọc nguồn 400V 390MF?
Sự khác biệt về điện áp và dòng điện áp một chiều DC gây ra hỏng mạch. Giả sử một cổng AND được giữ trạng thái nhất định bởi vì các chất bán dẫn tạo nên cổng đang ở trạng thái ổn định. Bóng bán dẫn làm việc khi các dòng điện một chiều DC qua cổng. Nếu dòng điện một chiều DC ngưng hoạt động, bóng bán dẫn sẽ ngắt. Nếu dòng điện nhiễu xảy ra, dòng điện chảy sai chiều thì cổng sẽ ngắt, và công suất sẽ thay đổi. Điều này có thể gây ra nhiều sai sót, bởi vì một cổng có thể được kết nối với nhiều cổng khác.
Tóm tắt, các tụ lọc nguồn được sử dụng để làm giảm độ gợn sóng của nguồn trong dòng điện xoay chiều AC của mạch một chiều DC. Bằng cách sử dụng tụ phân dòng (lọc nguồn), mạch một chiều DC sẽ không bị điện áp nhiễu và dòng nhiễu.
Về cấu tạo của tụ điện bạn có thể xem lại vật lý phổ thông. Bất kỳ tụ điện nào cũng đều phóng và nạp điện. Cấu tạo cơ bản của tụ điện gồm 2 bản cực đặt song song cách điện với nhau. môi trường giữa 2 bản cực gọi là điện môi. Điện dung của tụ phụ thuộc vào khoảng cách 2 bản cực, diện tích bản cực và điện môi. Do tụ điện phóng nạp điện tích nên với dòng điện một chiều ổn định về điện áp, sẽ không có sự phóng nạp điện tích của tụ. Với dòng điện xoay chiều hoặc dòng điện một chiều nhưng điện áp thay đổi cũng sẽ tạo ra sụ phóng nạp điện của tụ do vậy tạo thành dòng điện qua tụ. Bản chất tụ lọc nguồn là một tụ thông thường, do có giá trị lớn và lắp ở vị trí nguồn điện nên được gọi là tụ lọc nguồn. Cũng do hiện tượng phóng nạp điện làm điện áp được bằng phẳng hơn. Ví dụ khi điện áp DC thấp tụ sẽ phóng điện để bù lại điện áp mất trong một thời gian nhất định và khi điện áp DC cao hơn điện áp hai cực của tụ, tụ sẽ nạp điện. Cứ như vậy điện áp DC được san bằng phẳng hơn.